Bán đất làm nhà xưởng

Hiện chúng tôi cần bán đất làm nhà xưởng có tổng diện tích 15,000m. Lưu ý diện tích này có thể mở rộng thêm. Mặt tiền đường 10m, đất đẹp có quy hoạch, nay cần bán cho Anh chị nào có nhu cầu mua để xây dựng nhà máy xí nghiệp, liên hệ: 0903614314 - để được tư vấn. Giá 1.250.000 VNĐ/m2. (Thị Trấn Đức Hòa, Long An)

bán đất làm nhà xưởng Đất làm nhà xưởng mặt tiền đường lớn Hòa Khánh Tây

Mua một miếng đất làm nhà xưởng, cất một nhà xưởng nhỏ phục vụ cho bản thân doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhu cầu bức thiết. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất đều có mong muốn có cho riêng mình một phân xưởng hay một nhà máy. Tuy nhiên, việc đầu tư mua một miếng đất, dựng một nhà máy là cả một câu chuyện dài không có hồi kết.

bán đất làm nhà xưởng Gần cạnh miếng đất làm nhà xưởng, có một nhà máy thực phẩm lớn.

Tìm được miếng đất làm nhà xưởng vừa ý thì lại không nằm trong quy hoạch, tìm được một miếng đất làm nhà xưởng có trong quy hoạch thì lại không vừa diện tích. Mà tìm được miếng đất làm nhà xưởng diện tích phù hợp thì lại không tìm được giấy phép đầu tư... Hay tìm được một nơi đầu tư thì lại quá xa, tính ra không đủ chi phí. Hoặc có cái giao thông thuận lợi nhưng giá lại quá đắt vượt xa chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp...Một cái vòng luẩn quẩn không biết đến bao giờ mới ổn định để sản xuất được.

bán đất làm nhà xưởng Vị trí đất cực đẹp, giao thông thuận lợi

Nếu có tiền đi thuê thì đến nơi lại bị chính quyền, nhất là các cán bộ phòng ban tại địa bàn tìm mọi cách làm khó. Nào là: Không có chủ trương đầu tư? Làm không đúng ngành nghề? Chưa có giấy phép môi trường? PCCC chưa đạt tiêu chuẩn... Nếu có ô nhiễm, hoặc bị dân thưa dù lớn hay nhỏ thì cũng phải cắn răng chịu đựng, còn không thì nhanh chóng chuyển đi chỗ khác. Phần thua luôn thuộc về doanh nghiệp.

bán đất làm nhà xưởng Bên cạnh miếng đất làm nhà xưởng còn khá thông thoáng đảm bảo đất để mở rộng khi cần

Chúng ta luôn nói startup, nhưng theo chúng tôi thì ngành sản xuất vừa và nhỏ gần như khó có thể phát triển để trở thành trụ cột của đất nước. Sản xuất là cái nền của bất kỳ một nền kinh tế nào nhưng ở chúng ta chỉ có bất động sản mới là ngành hái ra tiền, còn lại các ngành sản xuất thường xuyên gặp khó khăn hoặc khó có thể phát triển. Muốn startup phát triển thì nhà nước cần phải chú ý ngay tới vấn đề đất đai phục vụ cho doanh nghiệp. Ở mình có một cái lý rất vô lý, mà lại thành ra có lý. Luật quy định kinh doanh thì phải có giấy phép, nhà nước cho phép kinh doanh bất kỳ cái gì mà nhà nước không cấm. Nhưng thực chất khi đi vào sản xuất thì hóa ra cái gì cũng cấm. Bởi một cái lý rất có lý mà cũng lại vô cùng vô lý.

bán đất làm nhà xưởng Đảm bảo xin được giấy phép mới thu tiền

Sở kế hoạch đầu tư duyệt, cấp phép đầu tư vô cùng thông thoáng nhưng khi đi vào thực tế thì cái thông thoáng ấy lại trở thành cái cản trở. Ví dụ doanh nghiệp được cấp phép sản xuất ở một địa điểm do doanh nghiệp cung cấp. Khi đi vào sản xuất thì phát hiện ngành mình sản xuất không được phép sản xuất ở đó. Vì địa phương không chấp thuận địa điểm, không đúng với quy hoạch. Thế là doanh nghiệp phải di rời. Ok di dời cũng được, nhưng dời đi đâu khi chúng tôi chẳng còn chỗ nào khác để làm, thế thì phải đóng cửa doanh nghiệp, mà đóng cửa doanh nghiệp thì đâu có còn dễ thế nữa nhỉ? Phải chăng khi cấp phép mình phải hướng dẫn cho doanh nghiệp trước, rằng ở đấy có được làm không? Hoặc nếu không thì cơ quan cấp phép phải yêu cầu địa phương nơi doanh nghiệp đóng phải tạo điều kiện, hoặc hướng dẫn cho doanh nghiệp cách để họ tồn tại hay phát triển, chứ sao lại bảo không đúng thì phải di dời, hoặc đóng cửa.

 Ai cũng có lý của mình vì tôi chịu trách nhiệm cho ngành của mình mà, sai đâu thì tôi xử đó, còn việc của ai người đó chịu, chúng tôi không biết! Việc doanh nghiệp thì doanh nghiệp lo. Chúng tôi sao lo hết được! Thật đúng là rất có lý. Nhưng lại vô cùng vô lý vì tại sao giữa các ban ngành với nhau lại không có sự đồng ý, thỏa thuận trước mà lại để các doanh nghiệp như lọt vào bẫy vậy nhỉ? Cứ đăng ký kinh doanh đi, không được thì đóng cửa, nhưng trước khi đóng cửa thì phải nộp đầy đủ các nghĩa vụ thuế môn bài, thuế cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc vốn góp, các chi phí dịch vụ đã, còn việc khác tính sau. Thế nó mới gọi là có lý nhưng mà lại vô cùng vô lý là vậy.

Bây giờ cán bộ môi trường to hơn cả chủ tịch, bạn ấy thấy ô nhiễm là bạn ấy cấm ngay, bắt ngừng sản xuất ngay. Không cần biết lý do gì, cán bộ môi trường là phải có trách nhiệm giúp doanh nghiệp tìm ra sai sót, hướng dẫn họ cách khắc phục để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển chứ đằng này thì cứ sai là bắt đóng cửa đã, không cần biết, sống chết thì việc chúng mày. Thật lòng mà nói, chuyện ở đây thật mà cứ như đùa vậy, ai cũng sợ trách nhiệm, nếu mình để họ hoạt động chẳng may lãnh đạo bắt tội thì mình chết, mất công ăn việc làm... thôi các ông cứ đóng cửa cho chắc ăn. Tôi không cần biết! Thật tình mà nói lúc đó chỉ có doanh nghiệp chết chứ chẳng có ai chết hết. Mà doanh nghiệp chết thì biết bao người lao động chết theo, không thấy ai thương cả. Rồi thì ngân sách địa phương ảnh hưởng, xa hơn thì làm cho kinh tế địa phương đi xuống, nhưng có ai biết cho đâu? Cứ đến tháng là mình lĩnh đủ lương, cán bộ công chức mà, có ai đói đâu mà sợ. Chỉ có doanh nghiệp, người lao động (chủ của đất nước) đói, kinh tế địa phương đi xuống.


Nói vậy thì cũng hơi quá nhưng mà vẫn có anh sống được vì anh có chỗ dựa từ... Tôi có một anh bạn làm chủ một nhà máy sản xuất thép xây dựng. Anh ấy là một doanh nghiệp lớn, doanh thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Cũng chỉ vì anh ấy xây nhà máy nên gây ô nhiễm khói bụi, việc đó thì đúng và anh ấy đã phải đóng phạt rồi tìm cách khắc phục nhưng nhìn chung là chưa thực sự tốt, cần phải tiếp tục tìm cách khắc phục triệt để. Ở gần đó có khoảng 5-6 nhà dân ở gần xung quanh, họ đến ở sau khi nhà máy xây dựng và đi vào vận hành vài năm. Mặc dù được ông chủ nhà máy đi đến từng nhà bàn bạc hỗ trợ và thậm chí là đồng ý mua lại nhà cửa, đền bù để người dân di dời với giá trị nhà đất gấp 3-4 lần nhưng người dân không chịu. Họ nhất quyết yêu cầu chính quyền đóng cửa nhà máy. Thay vì đứng ra thương lượng giúp nhà máy thì mấy cán bộ không muốn dây dưa mệt người nên bắt nhà máy phải đóng cửa. Vậy là kéo theo hơn 200 công nhân phải nghỉ việc, nhà máy mất nguồn thu, nhà nước không thu được thuế, ngân hàng thì không thu được khoản nợ hàng ngàn tỷ đồng. Sơ sơ cũng thấy thiệt hại về kinh tế của cả nhà máy, ngân hàng, đối tác cũng tới 2-3 nghìn tỷ. Cộng với việc hơn 200 công nhân mất việc đời sống khó khăn, chưa kể đến việc ảnh hưởng tới đời sống của hàng trăm nhà cung cấp, và lực lượng lao động ăn theo.

Làm một phép tính so sánh thì chúng ta mới thấy được sự lãng phí to lớn đến mức nào. 5-6 nhà dân thì số khẩu khoảng 30 người thu nhập hàng năm khoảng 1,2 tỷ đồng. Nếu so sánh thì mới thấy sự lãng phí ghê gớm đến mức nào, một anh hàng ngàn tỷ so sánh với anh hơn một tỷ. Tất nhiên, mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng, chúng ta không thể dung túng cho hành động phá hoại môi trường, đánh đổi môi trường lấy kinh tế được, nhưng sẽ có những vấn đề chúng ta có thể giúp doanh nghiệp được, chẳng hạn như hỗ trợ họ về công nghệ, kỹ thuật, xử lý thông qua các biện pháp hành chính hoặc phía cán bộ phòng tài nguyên môi trường cùng doanh nghiệp bàn bạc, để đi đến tìm ra cách khắc phục thì lại đồng tình đóng cửa nhà máy mà không tìm cách giúp đỡ doanh nghiệp. Cái này là sợ trách nhiệm, sợ sai nên đẩy cái khó về phía doanh nghiệp. Chẳng lẽ công nghệ ngày nay không khắc phục được tình trạng đó?  Và giờ thì doanh nghiệp đó không phá sản được nhưng cũng không hoạt động được, khối nợ hàng ngàn tỷ đồng không biết phải làm sao. Máy móc hoen rỉ, nhà xưởng xuống cấp, ngân hàng thì chỉ ôm mớ sắt vụn mà không biết bán cho ai.

Cùng là startup nhưng có kinh nghiệm hơn 10 năm trong công tác tìm kiếm, xây dựng nhà xưởng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của bản thân công ty, nên tôi hiểu hơn ai hết những nỗi khó khăn cơ cực này. Chẳng có ai hiểu doanh nghiệp như chúng tôi những người cùng bắt đầu từ nhu cầu thiết thực của bản thân mình. Luật pháp của chúng ta có rất nhiều thứ nhiêu khê làm nản lòng các doanh nghiệp. Nhà nước luôn chú trọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn nhưng đó là trên giấy. Còn trên thực tế, doanh nghiệp phải tự bơi trong một môi trường đầy rẫy những cạm bẫy mà nếu doanh nghiệp không khéo sẽ rơi vào vực thẳm không lối thoát. Không có một đơn vị nào, một tổ chức nào đứng ra hướng dẫn cho doanh nghiệp cách bắt đầu tìm kiếm đất và xây dựng một nhà xưởng.

May mắn thì tìm được một khu công nghiệp ở gần, đến hỏi thuê thì người ta phang cho một câu điếng lòng "ở đây bên em chỉ cho thuê 50.000 đến vài trăm nghìn m vuông, bên em không cho thuê vài nghìn m". Hay cái mà mình tìm được ở gần đáp ứng được nhu cầu cho thuê nhỏ thì mấy ông to thuê hết cả, đi xa thì chi phí vận chuyển lớn kham không nổi. Hơn nữa vào khu công nghiệp doanh nghiệp mình bé không có điều kiện trả lương tốt thì công nhân họ bỏ đi hết, tuyển không được thì chết. Lại nữa tiền thuê đất 50 năm còn đắt hơn cả tiền mình mua đất ở ngoài, trong khi ở trong khu công nghiệp hàng năm, hàng tháng lại phải đóng đủ thứ chi phí hạ tầng, điện nước, bảo vệ ... tính ra đắt hơn rất nhiều vì thế việc tìm vào khu công nghiệp nghe ra có vẻ bất khả thì. Thôi thì lại về với kế hoạch tìm đất ở ngoài rồi mua đất xây nhà máy vậy. Tính ra sau 50 năm con cháu mình vẫn có cái làm của để dành. Mà giá trị của đất thì không mất đi chỉ có tăng lên theo thời gian thôi.

Nắm bắt được nhu cầu của các bạn, những doanh nhân 4.0. Hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu tới các bạn lô đất làm nhà xưởng trên đây là muốn các bạn có thêm một cơ hội để đầu tư cho tương lai, sử dụng ngay trong hiện tại. Tuy về cơ bản thì nó vẫn khá lớn so với đông đảo nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng nếu nói về giá thì nó lại khá rẻ, vị trí tốt, giao thông thuận lợi, hạ tầng tốt, điện nước đầy đủ, giấy tờ pháp lý  sẽ hoàn chỉnh theo yêu cầu...

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho chúng tôi.

Trang chủ | Liên hệ | Tin tức đầu tư | Bảng giá | HD thủ tục đầu tư |
0903267722