Long An - Môi trường đầu tư lý tưởng, thân thiện và hiệu quả
05/09/2017
“Long An luôn mang đến cho nhà đầu tư (NĐT) môi trường đầu tư lý tưởng,
thân thiện và hiệu quả” - Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh -
Nguyễn Văn Được trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên (PV) Báo
Long An xoay quanh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
PV:
Xin ông cho biết những tiềm năng, lợi thế cơ bản hiện có của Long An? Từ
những tiềm năng này, tỉnh khai thác để phát triển KT-XH như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Được: Long
An vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam
bộ. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho tỉnh phát triển hài hòa cả
công nghiệp và nông nghiệp. Tỉnh có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận
lợi, đáp ứng yêu cầu liên kết vùng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn
Được (bìa phải) cùng đại diện một số sở, ngành thăm doanh nghiệp nhân
dịp đầu năm 2017
Giao thông
đường bộ ở Long An khá thuận lợi, kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành
miền Đông, miền Tây Nam bộ qua các tuyến đường: Cao tốc TP.HCM - Trung
Lương, tương lai có thêm tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ và các tuyến:
Quốc lộ (QL) 1, QL62, QL50, QLN2. Hiện nay, Trung ương, Long An và các
tỉnh, thành giáp ranh đang tiến hành đầu tư đường cao tốc Bến Lức - Long
Thành - Dầu Giây; kêu gọi đầu tư đường: Vành đai 3, Vành đai 4, trục hạ
tầng giao thông đô thị kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang. Ngoài ra,
tỉnh đầu tư Đường tỉnh 830, kết nối các khu, cụm công nghiệp (K,CCN)
trên địa bàn tỉnh đi Cảng Long An cùng với 14 công trình giao thông quan
trọng thuộc Chương trình đột phá Huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu
hạ tầng giao thông, phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của
tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH giai đoạn tới.
(Xem tiếp bài viết tại đây)
Về giao thông thủy,
Long An có 16 cảng thủy nội địa và 286 bến thủy nội địa, giữ vai trò là các cảng
trung chuyển; có 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ đổ
ra cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông. Cảng quốc tế Long An đi vào hoạt động
giai đoạn 1 với khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng khoảng 30.000 DTW, tương
lai, nâng cấp tiếp nhận tàu có tải trong đến 70.000 DTW. Từ những lợi thế, tiềm
năng trên, tỉnh quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
thành 3 vùng:
Vùng 1 (Vùng an ninh
lương thực): Gồm các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa,
Châu Thành, thị xã Kiến Tường và một phần huyện Thủ Thừa. Đây là vùng có lợi thế
cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp và thu hút khách du lịch. Định hướng phát
triển: Nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp du lịch sinh thái gắn với kinh tế cửa khẩu.
Vùng 2 (Vùng đệm sinh
thái): Nằm giữa 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mục tiêu chính của vùng
được xác định là bảo vệ Vùng 1 khỏi tác động từ hoạt động phát triển đô thị và
công nghiệp quá mức của
Vùng 3. Định hướng phát
triển: Nông, lâm nghiệp; phát triển chăn nuôi bò công nghệ cao, đồng thời phát
triển năng lượng tái tạo (Solar Energy).
Vùng 3 (Vùng phát triển
đô thị và công nghiệp): Gồm các huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc,
Tân Trụ, TP.Tân An và một phần huyện Thủ Thừa. Định hướng phát triển: Công
nghiệp, đô thị và dịch vụ logistics. Đây được xác định là vùng động lực phát
triển của tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có
28 KCN và 32 CCN với tổng diện tích 13.600ha. Tỷ lệ lấp đầy KCN là 68,4%, CCN là
77,1%. Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sắp tới, tỉnh chủ động lập các quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các K,CCN đến năm 2020, tầm nhìn đến
2025, chuẩn bị quỹ đất, sẵn sàng tiếp nhận đầu tư.
PV: Ông có thể điểm qua những nét nổi bật về phát triển KT-XH của Long An trong
năm 2016, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2017?
Ông Nguyễn Văn Được: Năm 2016,
năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2015-2020),
bên cạnh những thuận lợi, Long An cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Trước
tình hình đó, được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp,
các ngành nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt kết quả khá tốt.
Về tăng trưởng kinh tế,
tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 đạt 57.265 tỉ đồng (theo giá so sánh
2010), tốc độ tăng trưởng 9,05% (kế hoạch (KH) 9%); trong đó: Khu vực I tăng
0,75% (KH 2,7%); khu vực II tăng 14,2% (KH 13%); khu vực III tăng 7,94% (KH
8,2%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng. Cụ thể: Khu vực I
chiếm tỷ trọng 22% (giảm 1,2% so với năm 2015); khu vực II chiếm 44,9% (tăng
1,4% so năm 2015); khu vực III chiếm 33,1% (giảm 0,2% so năm 2015).
Đặc biệt, tổng sản phẩm
(GRDP) 6 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 31.555 tỉ đồng (theo giá so sánh 2010),
tăng trưởng đạt 8,81%; trong đó, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực
III (thương mại - dịch vụ) tiếp tục tăng trưởng khá, lần lượt là 16,51% và
6,14%.
Trên lĩnh vực phát
triển công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 16 KCN và 15 CCN đang hoạt động. Đến nay,
các KCN thu hút được 1.250 dự án đầu tư, thuê lại 1.875ha đất. Trong đó, có 530
dự án đầu tư nước ngoài với tổng 3.251 triệu USD và 720 dự án đầu tư trong nước
với tổng vốn 60.776 tỉ đồng. Hiện, các CCN thu hút 275 dự án đầu tư gồm 60 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 209,6 triệu USD và 215 dự án đầu tư
trong nước, tổng vốn đầu tư 6.883 tỉ đồng; thuê lại 417,8ha đất; có 185 doanh
nghiệp hoạt động sản xuất, thu hút khoảng 16.000 lao động làm việc.
Hiện nay, Long An còn
khoảng 4.000ha đất sạch dành cho phát triển công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020,
thu hút, lấp đầy trên 3.500ha diện tích các K,CCN; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành công nghiệp, phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển các ngành và
sản phẩm công nghiệp có giá trị tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, gắn kết với
phát triển dịch vụ công nghiệp,...
PV: Năm 2016, Long An tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư với chủ đề
"Hợp tác - Phát triển bền vững". Sau hội nghị này, lãnh đạo tỉnh có rất
nhiều chuyến làm việc tại một số nước: Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc,... nhằm tiếp
tục quảng bá, xúc tiến đầu tư, mời gọi NĐT nước ngoài đến Long An. Ông có thể
cho biết, kết quả của các chuyến đi này và quan điểm thu hút đầu tư của lãnh đạo
tỉnh trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới?
Ông Nguyễn Văn Được: Hội nghị
Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hợp tác - Phát triển bền vững" không đơn
thuần chỉ là một hội nghị xúc tiến đầu tư mà là một chuỗi sự kiện bao gồm các
hoạt động: Hội thảo, trao đổi, lắng nghe của lãnh đạo tỉnh về những ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về kinh tế, tổ chức, doanh nghiệp
trong nước, nước ngoài bàn về giải pháp, định hướng phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong giai đoạn 2015-2020 và phần Hội nghị
Xúc tiến đầu tư.
Hội nghị có sự tham dự
của Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực - Trương
Hòa Bình, nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang và hơn 600 đại biểu đến từ Văn
phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố,
các tổ chức quốc tế, tổng lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, các hiệp hội ngành
nghề, các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước cùng hơn 60 cơ quan
thông tấn, báo chí đến đưa tin. Hội nghị giúp các doanh nghiệp, NĐT tìm kiếm cơ
hội đầu tư tại Long An.
Sau hội nghị này, lãnh
đạo tỉnh tiếp tục có nhiều chuyến làm việc tại: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ,
Trung Quốc và Đài Loan nhằm kêu gọi xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tăng
cường mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ
trợ.
Theo đánh giá bước đầu,
kết quả các chuyến làm việc trên rất khả quan, nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh:
Chuối, thanh long, chanh được giới thiệu tại các thị trường mới để từng bước
thiết lập việc buôn bán chính thức nhằm chủ động đầu ra trong sản xuất nông
nghiệp. Nhiều NĐT đến Long An tìm hiểu và đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp, môi trường, năng lượng tái tạo (doanh nghiệp Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore).
Tỉnh cũng thành lập Tổ
Xúc tiến đầu tư Nhật Bản (Japan Desk Long An) hỗ trợ các NĐT Nhật Bản đến tìm
hiểu và đầu tư tại tỉnh, dưới sự cố vấn của chuyên gia người Nhật. Ngoài ra,
tỉnh cũng ký Tuyên bố chung với tỉnh Hyogo (Nhật Bản); Biên bản ghi nhớ với
TP.Bách Sắc (Trung Quốc) về sự hợp tác trong các lĩnh vực: Đầu tư, thương mại,
đào tạo lao động, quản lý môi trường, nông nghiệp công nghệ cao và giao lưu văn
hóa.
Thời gian tới, Long An
tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại với các đối tác
chiến lược và tiềm năng phù hợp với lợi thế và nhu cầu của tỉnh; triển khai cụ
thể các nội dung được ký kết với các địa phương nước bạn, mà cụ thể trong tháng
10/2017, tỉnh dự kiến tổ chức xúc tiến đầu tư thương mại tại Nhật Bản nhằm cụ
thể hóa các hoạt động được trao đổi, thảo luận trong quá trình đoàn công tác của
tỉnh làm việc tại Nhật vào tháng 6/2017.
Tỉnh sẽ tổ chức đối
thoại, trao đổi với đại diện doanh nghiệp định kỳ 3 tháng/lần cho từng KCN quan
trọng, cho nhóm NĐT theo quốc tịch hoặc theo khu vực để qua đó, nắm bắt và giải
quyết kịp thời những khó khăn, kiến nghị mà doanh nghiệp gặp phải trong đầu tư
kinh doanh.
Đầu tư nâng cấp Trung
tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh hiện đại, đồng bộ, phấn đấu đến cuối năm
2017, đưa thủ tục hành chính của sở, ngành còn lại vào đây; đồng thời, tỉnh chủ
trương thành lập cơ quan mới trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đó là Trung tâm
Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, làm nhiệm vụ đầu mối giúp NĐT thực hiện hồ sơ, thủ
tục đầu tư tại tỉnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút gọn thành phần hồ
sơ, giảm thời gian giải quyết hồ sơ, kiểm tra thực thi công vụ và đạo đức công
vụ của tất cả sở, ngành và cấp huyện.
Dịp này, tôi muốn gửi
thông điệp đến các NĐT: "Long An tạo điều kiện thuận lợi nhất để các NĐT thực
hiện thành công các dự án của mình với phương châm: "Khó khăn của bạn cũng là
khó khăn của chúng tôi, và thành công của bạn cũng chính là thành công của chúng
tôi"".
- Nhà xưởng cho thuê, vị trí đẹp, mặt tiền đường lớn, tổng diện tích đất 3000m.
- Diện Tích nhà xưởng: 1000 m
- Có nhà kho, xưởng, nhà văn phòng, nhà ở công nhân
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Xưởng mới hết hợp đồng cần cho thuê.
- Giá Thuê:
- Cho thuê gấp nhà xưởng đã xây dựng hoàn thiện diện
tích đất 2.200m.
- Diện tích nhà xưởng 1600m.
- Có trạm điện 320 KVA.
- Xưởng đẹp, vị trí, tốt gần nhiều nhà máy xí nghiệp.
Giá thuê 70.000.000.
Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành thực hiện dự án
xây dựng nhà máy trên diện tích 16.000m2 thuộc xã Tân Mỹ Huyện Đức Hòa Long An.
Vị trí thuận lợi gần dự án Vincom. Đây là dự án xây dựng nhà máy mới với đầy đủ
thủ tục pháp lý... Hiện nhà máy đang trong quá trình thiết kế. Nếu quý khách có
nhu cầu thuê và cần thiết kế theo yêu cầu. Xin mời liên hệ với chúng tôi.
Một Số Hình Ảnh Tại Công Trường
Đang triển khai san lấp mặt bằng và
xây dựng tường bao
- Nhà xưởng cho thuê, vị trí đẹp, mặt tiền đường lớn, tổng diện tích đất 8000m.
- Diện Tích nhà xưởng: 4350 m
- Có nhà kho, xưởng, nhà văn phòng, nhà ở công nhân
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy,
Nhà Điều Hành
- Nhà xưởng có đầy đủ hệ thống cây xanh mát mẻ
- Hồ phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn
- 100% đường đi được đổ bê tông chắc chắn.
- Thiết kế hệ thông phòng cháy an toàn
- Nhà xưởng cho thuê, vị trí đẹp, mặt tiền đường lớn, tổng diện
tích đất 3500m.
- Diện Tích nhà xưởng: 1250 m
- Có nhà kho, xưởng, nhà văn phòng, nhà ở công nhân
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy,
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển lắp đặt máy móc thiết bị nhà xưởng. -
Cung cấp nhân lực ngắn hạn hoặc dịch vụ bốc xếp theo yêu cầu.
- Cung cấp công nhân giá rẻ.
- Cung cấp máy nâng, xe cẩu, xe tải vận chuyển thiết bị máy móc.
- Hỗ trợ thủ tục đăng ký kinh doanh.
- Làm việc với chính quyền.
- Cung cấp thông tin đầu tư, thông báo những thuận lợi khó khăn khi làm
việc tại địa phương
- Hỗ trợ pháp lý trong suốt quá trình thuê.
- Tư vấn pháp lý về trình tự thủ tục đầu tư.
- Củng cố và xây dựng mở rộng nhà xưởng theo yêu cầu
- Hỗ trợ hợp đồng thuê mướn nhà xưởng nhanh chóng hiệu quả
- Cung cấp bảo hiểm nhà xưởng miễn phí
- Hỗ trợ hồ sơ phòng cháy chữa cháy.
- Hỗ trợ tìm hiểu xin phép giấy bảo vệ môi trường...
05/09/2017 Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Được (bìa
phải) cùng đại diện một số sở, ngành thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm
2017
“Long An luôn mang đến cho nhà đầu tư
(NĐT) môi trường đầu tư lý tưởng, thân thiện và hiệu quả” - Đó là khẳng
định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Được trong cuộc trả lời
phỏng vấn của phóng viên (PV) Báo Long An xoay quanh việc đẩy mạnh thu
hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
PV: Xin ông cho biết những tiềm năng, lợi thế cơ bản hiện có của Long
An? Từ những tiềm năng này, tỉnh khai thác để phát triển KT-XH như thế
nào?
Ông Nguyễn Văn Được: Long An vừa thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là
cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đây là điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho tỉnh phát triển hài hòa cả công nghiệp và nông
nghiệp. Tỉnh có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu
liên kết vùng.
(Xem tiếp bài viết tại đây)
Tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long
An trong thời gian gần đây có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2014
và đầu năm 2015 số lượng các dự án đăng ký tăng khá đột biến, tuy nhiên
nhìn chung các dự án có quy mô không lớn cả về diện tích và vốn đầu tư.
Nếu xét về vị trí địa lý thì tỉnh Long An có vị trí thuận lợi là giáp
ranh với TP HCM, tuy nhiên nếu so sánh với Bình Dương, Đồng Nai thì Long
An còn nhiều hạn chế về hạ tầng giao thông, chi phí xây dựng. Như vậy
yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư trong thời gian vừa
qua??
Nhìn lại tình hình thu hút đầu tư năm 2014, các khu công nghiệp của
tỉnh Long An đã thu hút 150 dự án, trong đó 80 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI), vốn đầu tư đăng ký 438,354 triệu USD tăng 128,57%
về dự án, tăng 150,122% về vốn so với năm 2013; 70 dự án đầu tư
trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.304,71 tỷ VNĐ, tăng
40% về dự án, tăng 101,65% về vốn so với năm 2013.Nhìn lại tình hình
thu hút đầu tư năm 2014, các khu công nghiệp của tỉnh Long An đã thu
hút 150 dự án, trong đó 80 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn
đầu tư đăng ký 438,354 triệu USD tăng 128,57% về dự án, tăng
150,122% về vốn so với năm 2013; 70 dự án đầu tư trong nước (DDI)
với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.304,71 tỷ VNĐ, tăng 40% về dự án, tăng
101,65% về vốn so với năm 2013.
Nằm ở vị trí cửa ngõ đi các tỉnh miền tây Nam Bộ và tiếp giáp với TP Hồ
Chí Minh, Long An đang nỗ lực tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh, tạo đột phá trong thu hút đầu tư để phấn đấu trở thành tỉnh đầu tàu
kinh tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Công nghiệp “cải tạo” đất cằn
Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc (Long An) Nguyễn Văn
Thiệp cho biết: Cần Giuộc có hơn 9.800 ha đất sản xuất nông nghiệp. Điều
kiện tự nhiên chia huyện thành hai vùng sản xuất rất riêng biệt.
Vùng thượng có chín xã và một thị trấn với các thế mạnh là nông nghiệp,
thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Vùng thượng cơ bản ngăn được mặn, trữ
được nước ngọt để trồng lúa hai vụ, trồng màu, chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Vùng hạ có bảy xã bị ảnh hưởng sáu tháng mặn cho
nên chỉ trồng được một vụ lúa năng suất không cao, nuôi thủy sản rất bấp
bênh. Đến mùa xâm nhập mặn người dân vùng hạ bỏ nhà đi sang rừng sát huyện
Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) chặt và mót củi hoặc đi xứ khác làm thuê kiếm cơm.
Hằng năm, đến mùa giáp hạt, tỉnh phải cứu trợ lương thực, giống cây trồng để
người dân sản xuất. Ngày Tết gần như không có đối với người dân
vùng hạ. Cần Giuộc từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Long An.
(Xem tiếp bài viết tại đây)
Đã có những đề xuất của nhà đầu tư nước ngoài vào các khu
công nghiệp (KCN) mới của Long An, trong đó, có dự án sản xuất
kính thông minh có vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Đề xuất mở thêm 8 KCN
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An vừa ký văn bản số 1018/UBND
- KT ngày 15/3/2017 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cho điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia
để phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư.
Tỉnh Long An hiện có 28 KCN với diện tích hơn 10.216 ha, trong đó có 16
KCN đang hoạt động. Theo UBND tỉnh Long An, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã đi
vào hoạt động đạt 67,33%. Trong đó, có một số KCN đã đạt tỷ lệ lấp đầy
trên 90% diện tích đất công nghiệp có khả năng cho thuê, đủ điều kiện mở
rộng, phát triển mới các KCN theo quy định của Chính phủ..
“Việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh ngày càng trở nên nhu cầu bức
thiết và là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển công
nghiệp hóa - hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu đầu tư của
các doanh nghiệp”, tỉnh Long An nêu lý do việc đề xuất mở thêm các KCN.
Theo đề xuất này, Long An sẽ có 8 KCN với tổng diện tích 1.748 ha, trong
đó có 4 KCN mở rộng, 3 KCN thành lập mới và 1 chuyển đổi từ khu dân cư..
(Xem tiếp bài viết tại đây)
Long An giữ vai trò cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Với ưu thế này, Long An có chiến lược thu hút đầu tư trong và
ngoài nước; áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả trong xúc tiến đầu tư, cải
thiện môi trường đầu tư nhằm đưa KT-XH của tỉnh phát triển bền vững.
“Quả ngọt” từ môi trường đầu tư
Toàn tỉnh hiện có 28 khu công nghiệp (KCN) với
diện tích hơn 10.216ha, trong đó có 16 KCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp
đầy trên 61%; có 32 cụm công nghiệp với diện tích 3.368ha, trong đó có
14 cụm công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 88%.
Tuyến đường Bến Lức - Tân Tập đang được thi công sẽ kết nối các khu, cụm
công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh
Về đầu tư trong nước, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh thành lập
mới 974 doanh nghiệp với tổng số v
ốn đăng ký 10.484 tỉ đồng (tăng gần 45% số doanh nghiệp và tăng 26,3% về
vốn đăng ký so với cùng kỳ). Đến nay, Long An có gần 7.900 doanh nghiệp
đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 189.008 tỉ đồng.
Trong 9 tháng năm 2016, có 300 dự án trong nước được cấp giấy chứng nhận
đầu tư với tổng vốn đầu tư 27.544 tỉ đồng (tăng 88 dự án và tăng vốn
5.411 tỉ đồng so với cùng kỳ). Hiện nay, tổng số dự án đầu tư trong nước
đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư là 1.259 dự án, tổng số vốn đăng ký
139.845 tỉ đồng.
(Xem tiếp bài viết tại đây)