Cà rốt là loại rau củ được các chuyên gia dinh dưỡng
khuyên dùng để bổ sung vitamin A cho trẻ, nhưng vì
sao lại gây ngộ độc? Và ăn cà rốt thế nào để không
ngộ độc?
Thông tin một bé gái suýt tử vong vì ăn nhiều cà
rốt dẫn đến ngộ độc methemoglobine máu, đang làm
nhiều phụ huynh lo lắng.
Thủ phạm gây
ngộ độc cà rốt
Trên cơ sở khai thác bệnh sử em bé này (bé N),
bình thường gia đình hay nấu canh xúp có cà rốt
cho bé N. ăn để bổ sung vitamin A và bé cũng
thích ăn cà rốt sống, các bác sĩ đã đi đến nhận
định bệnh nhi bị methemoglobine máu do ăn nhiều
cà rốt.
ADVERTISEMENT
“Nồng độ chất nitrate có nhiều trong cà rốt. Khi
ăn nhiều và lâu ngày sẽ gây methemoglobin ở trẻ
nhỏ, biến đổi hemoglobine thành methemoglobine
quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, đưa
đến tăng methemoglobine máu, làm bệnh nhân tím
tái, khó thở, có thể tử vong nếu không điều trị
kịp thời”, bác sĩ Tiến nói.
Cũng theo bác sĩ Tiến, ngoài cà rốt, một số loại
rau củ khác cũng có nồng độ chất nitrate nhiều,
có khả năng gây ra tình trạng methemoglobine máu
cao nếu lạm dụng thái quá như củ dền, cải bẹ
xanh, bắp cải, củ cải đường…
“Bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng cần dinh
dưỡng đúng cách và đa dạng. Nếu muốn bổ sung
dưỡng chất cho các bé, phụ huynh nên đưa bé đi
khám sức khoẻ trước để xem tình trạng ra sao,
trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có những chỉ định bổ
sung dưỡng chất hợp lý”, bác sĩ Tiến khuyên.
TS.BS Lê Thị Phương Dung, giảng viên bộ môn dinh
dưỡng, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM
cho biết cà rốt là một loại rau củ rất giàu
dưỡng chất, đặc biệt là beta-caroten (tiền
vitamin A), khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được
chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng phòng
ngừa bệnh khô mắt, quáng gà, mù loà ở trẻ em...
Gọt vỏ, cắt
hai đầu khi sử dụng
Ngoài ra, trong cà rốt còn có nhiều dưỡng chất
giá trị khác như canxi, sắt, magiê, axít folic,
kali, sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu).
“Không nên vì những thông tin ngộ độc cà rốt,
mọi người đâm ra tẩy chay loại thực phẩm bổ
dưỡng này.
Điều quan trọng là phải biết cách sử dụng hợp lý
để tận dụng được tối đa những mặt lợi và hạn chế
mặt hại của cà rốt”, bác sĩ Dung nói và đưa ra
một số lời khuyên cho người dùng cà rốt:
Gọt vỏ, cắt
bỏ hai đầu trước khi ăn: Chọn mua những
củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và
trơn láng. Cà rốt có màu cam càng đậm càng chứa
nhiều betacarotene. Cắt bỏ cành, lá càng sớm
càng tốt vì chúng sẽ rút đi vitamin, muối khoáng
và nước từ phần củ.
Để tránh ngộ độc hoá chất từ thuốc diệt côn
trùng còn sót lại trên cà rốt, trước khi ăn nên
rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu.
Nên nấu chín
hay xay ép cà rốt: Khác với một số loại
rau củ khác phải ăn sống mới hấp thu được dưỡng
chất, cà rốt nấu chín hay đã xay ép thành nước
đem lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Để lấy được
nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên
dùng loại tươi nhất và đã qua đun nấu, tốt nhất
là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu,
mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được
tốt hơn.
Ăn đủ lượng
cần thiết, không liên tục: Ăn lâu dài một
số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng
ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà
lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không
được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây
chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi,
lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt
mỏi...
Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ,
không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng
hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da)
nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy,
tốt hơn hết nên ăn đúng liều lượng cần thiết.
Liều dùng phù hợp nhất trung bình mỗi tuần chỉ
nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt, mỗi bữa nên ăn
khoảng 50g (nửa củ to hoặc một củ nhỏ). Khi ăn
nếu có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,
ói… nên ngưng ngay và nhanh chóng đến bệnh viện
để được chẩn đoán có phải đã bị ngộ độc.
Theo afamily.vn