Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh,
cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng
bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài thuốc dân
gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em
mình.
Thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều
đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt bé dễ mắc chứng
ho. Bên cạnh các phương pháp Tây y, có những bài
thuốc dân gian hiệu quả, trị dứt ho nhanh chóng.
1. Hỗn hợp nước vo gạo và
rau diếp cá
Rau diếp cá và nước vo gạo là vị
thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy
nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không
hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm
giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị
tanh kia sẽ mất và rất dễ uống.
Cách thực hiện: Một nắm lá diếp
cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước
vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi
nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc
lấy nước cho bé uống.
Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3
lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để
thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là khi chữa ho bằng
rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn
đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay
nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi
bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam
hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men
tiêu hóa từ sữa chua. Chữa bệnh bằng rau diếp cá rất
an toàn và hiệu quả cho bé. Ngoài tác dụng trị ho
rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu
quả.
2. Lá húng chanh lợi phế,
thông cổ
Lá húng chanh có vị hơi chua, the
cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm,
lợi phế, thông cổ.
Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ
chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang
thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường
phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào
nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi
ngày 2 lần.
3. Cây xương sông trị tiêu
đờm, viêm thanh quản
Cây xương sông ngoài tác dụng trị
cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản
tiếng, viêm thanh quản.
Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non
xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái
nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống
nhiều lần trong ngày. Mùi vị cây xương sông rất dễ
uống.
4. Quất xanh chữa ho nhiễm
lạnh
Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc
mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.
Cách thực hiện: 2-3 quả quất xanh,
rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang
quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách
thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt,
để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Đối với
hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có
tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị
ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên
khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.
5. Trà cam thảo dịu cổ
họng
Cam thảo có chứa thành phần kháng
khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên
mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại
trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
6. Hoa hồng bạch chữa ho
hiệu quả
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch
trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước
lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa,
mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
|
Ảnh: mooseyscountrygarden.com |
7. Trị ho bằng lá hẹ và
đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít
đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách
thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày
uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ
hay dùng vì khá đơn giản và hiệu quả.
Minh Tâm